Việc sử dụng lá trầu không để cải thiện tình trạng bệnh phụ khoa không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Bởi vì, nó vừa dễ sử dụng, ít tốn kém lại mang đến hiệu quả cao nên được nhiều phái đẹp ưa chuộng. Vậy, lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì? Các phương pháp sử dụng lá trầu không thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì? Bởi vì lá trầu không lành tính, thành phần tự nhiên nên khi dùng lá trầu rửa vùng nhạy cảm đem lại hiệu quả làm sạch, khô thoáng cho cô bé. Bên cạnh đó, tình trạng nấm ngứa, viêm nhiễm hoặc ra khí hư bất thường cũng được cải thiện nhiều nhờ lá trầu.
Giải đáp: Lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì?
Đối với đông Y, trầu không là loại cây thuốc quen thuộc với mọi người, có tính ấm, mùi cay nồng, thường được sử dụng để sát trùng vết thương, kháng viêm, diệt khuẩn. Còn đối với Y học hiện đại ngày nay, trầu không có hoạt chất hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, các loại nấm ở vùng nhạy cảm.
Lá trầu còn chứa các chất khác như protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất, đồng thời bao gồm 50 hợp chất khác nhau. Các thành phần này gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, song cầu, hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa cũng như giảm tiết dịch nhầy bất thường ở vùng kín. Ngoài ra, lá trầu không còn làm sạch, khô thoáng cô bé khỏi mồ hôi, bụi bẩn; loại bỏ các mùi hôi thối khó chịu, ngăn cản tình trạng ngứa, nổi mụn hiệu quả. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì.

Ngoài ra, các mẹ bầu trước hoặc sau sinh cũng có thể sử dụng lá trầu không để rửa hoặc xông hơi vùng kín. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ tránh gây kích ứng trong thai kỳ.
Cách chữa trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không
Có rất nhiều cách sử dụng lá trầu để chữa trị các bệnh phụ khoa, tiêu biểu theo những cách dưới đây:
Bằng nước lá trầu không
Rửa “cô bé” bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản để trị bệnh phụ khoa. Việc sử dụng lá trầu không để nấu nước sẽ giữ nguyên dược tính của lá, đồng thời có tác dụng giảm mùi hôi, vi khuẩn ở vùng kín. Ngoài ra, trị các bệnh nấm ngứa, hạn chế khó chịu “cô bé” và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Cách thực hiện: Rửa sạch từ 5-7 lá trầu, vò nát, rồi bỏ vào nồi đun sôi với nước trong vòng 15-20 phút. Sau khi sôi, thêm nước lạnh hòa cho nhiệt độ nước trầu ở mức ấm. Dùng nước vệ sinh trực tiếp vùng kín. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô. Nên sử dụng cách này khoảng từ 3-4 lần/ tuần để đẩy lùi viêm nhiễm cô bé nhé.
Xông hơi lá trầu không
Bạn có thể xông hơi vùng nhạy cảm với lá trầu không, hơi nước trong dung dịch lá sẽ được thẩm thấu sâu vào âm đạo, đẩy lùi việc viêm nhiễm, ngứa và mùi hôi cho cô bé. Cách thực hiện như sau:
Rửa sạch từ 5-7 lá trầu không, vò nát rồi đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Khi nước đã sôi, bạn có thể đổ ra xô, chậu hoặc dụng cụ chuyên dụng để xông hơi vùng kín. Nên xông trong vòng 10 – 15 phút, khi thấy nước đã nguội bớt và không còn bốc hơi. Mỗi tuần thực hiện từ 3-4 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, nên để thau nước cách cô bé khoảng 20cm, không để quá gần dễ làm vùng kín bị bỏng.

Bạn cũng có thể kết hợp lá trầu không với muối. Vì cả hai loại này đều có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Xông hơi lá trầu ở vùng nhạy cảm sau khi sinh cũng mang lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch âm đạo, khử mùi và làm cô bé se khít hơn.
Lá trầu không với húng quế
Húng quế là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Thế nhưng bạn có biết rằng ngoài việc làm thực phẩm, húng quế còn là một loại dược liệu chữa viêm nhiễm cho vùng kín của các nàng.
Cách thực hiện:
- Bạn nên ngâm húng quế và lá trầu trong nước muối khoảng 15 phút.
- Sau đó, lấy 2 loại lá này giã nhuyễn, bỏ một nửa hỗn hợp vào nồi đun sôi với 2 ly nước đầy trong vòng 3 phút. Tiếp theo bỏ phần lá húng quế và lá trầu không vào nồi đậy nắp lại nấu tiếp trong vòng 15 phút.
- Đổ hỗn hợp này ra xô, để nguội bớt hoặc hòa thêm nước lạnh và bắt đầu xông hơi vùng kín. Bạn có thể sử dụng nước lá trầu và lá húng quế để rửa bên ngoài vùng kín.
Bạn có thể thay thế lá húng quế bằng lá trà xanh cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Bởi vì trong trà xanh có chứa chất EGCG có chức năng ngăn chặn tạp khuẩn, vi khuẩn nấm candida – loại nấm này chính là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm cho vùng nhạy cảm. Đồng thời, kích thích các vi khuẩn có lợi trong đại tràng và ruột.
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa trị bệnh viêm nhiễm vùng kín
Việc sử dụng lá trầu rửa vùng kín mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên trong quá trình thực hiện bạn nên lưu ý một số điểm sau:

- Chỉ nên sử dụng lá trầu không mọc tự nhiên, không phun hóa chất hoặc thuốc trừ sâu. trước khi sử dụng phải ngâm nước muối và rửa sạch.
- Sử dụng nước lá trầu không được đun trong ngày, không nên để dành cho ngày hôm sau.
- Không lạm dụng phương pháp này quá nhiều, chỉ nên thực hiện từ 3-4 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Lá trầu có tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian và đặc biệt không phải là thuốc điều trị các bệnh phụ khoa. Nó chỉ tác dụng bên ngoài vùng nhạy cảm hoặc các vùng nó tiếp xúc trực tiếp. Vì thế, lá trà không thể điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh.
- Bạn không nên ngâm cô bé trong nước lá trầu và không thụt rửa sâu vào trong vùng kín. Điều này có thể dẫn đến việc vi khuẩn đi sâu vào trong âm đạo, khiến bệnh tình không thuyên giảm mà trở nên nặng hơn.
Trên đây, chúng tôi đã tìm kiếm và tổng hợp được thông tin lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì, với phương pháp này sẽ hiệu quả còn phù thuộc vào cơ địa và tình trạng của bệnh nhân. Trường hợp đã thực hiện dùng lá trầu không để chữa trị trong thời gian từ 1-2 tháng vẫn không thuyên giảm, bạn cần đến ngay các địa điểm cơ sở ý tế để thăm khám và điều trị kịp thời.